Sisältöjulkaisija

null ĐOÀN KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH: CÂU LẠC BỘ TUYỀN TRUYỀN VIÊN TRẺ ĐOÀN KHỐI SINH HOẠT LẦN II - NĂM 2024

Trang chủ Chi tiết bài viết

ĐOÀN KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH: CÂU LẠC BỘ TUYỀN TRUYỀN VIÊN TRẺ ĐOÀN KHỐI SINH HOẠT LẦN II - NĂM 2024

Ngày 17/7/2024, tại Di tích lịch sử quốc gia Điểm tập kết ra Bắc tại Cao Lãnh, Ban Thường vụ Đoàn Khối tổ chức Sinh hoạt Câu lạc bộ Tuyên truyền viên trẻ Đoàn Khối lần II - Năm 2024. Đến dự hoạt động có đồng chí Dương Thị Kiều Tiên - Phó Bí thư Đoàn Khối, các thành viên Câu lạc bộ Tuyên truyền viên trẻ Đoàn Khối với gần 60 đoàn viên, thanh niên tham dự.

Tại buổi sinh hoạt các đoàn viên, thanh niên đã được lắng nghe về Chiến thắng Điện Biên Phủ và tìm hiểu ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam gắn với sự kiện lịch sử tại Khu di tích Tượng đài tập kết chuyển quân ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh, tọa lạc tại phường 6 (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).

Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về việc đình chỉ chiến sự và lập lại hòa bình ở Đông Dương, Nam Bộ có 3 khu vực tập kết chuyển quân của Quân đội nhân dân Việt Nam là: khu Hàm Tân – Xuyên – Mộc; khu Đồng Tháp Mười và khu Mũi Cà Mau. Thị trấn Cao Lãnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp) là điểm tập kết quân của khu vực Đồng Tháp Mười. Bến bắc Cao Lãnh là nơi đưa tiễn cán bộ, chiến sĩ, học sinh các tỉnh: Mỹ - Tân - Gò, Long Châu Sa, Gia - Định - Ninh, Phân Liên khu miền Đông và quân tình nguyện rời quê hương xuống tàu tập kết ra Bắc. Cuộc tập kết chuyển quân ra Bắc tại Cao Lãnh diễn ra trong 3 đợt (tháng 8-10/1954) với tổng số 13.508 người (trong đó tỉnh Long Châu Sa nay là Đồng Tháp là 2.655 người).

Để ghi nhớ sự kiện này, tỉnh Đồng Tháp cùng các tỉnh, thành phố có cán bộ, chiến sĩ và con em miền nam tập kết tại Cao Lãnh năm 1954, gồm: TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh tiến hành xây dựng công trình Tượng đài tập kết năm 1954 tại Cao Lãnh. Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh có ý nghĩa lịch sử, chính trị, văn hóa to lớn, là “Địa chỉ đỏ” góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Sisältöjulkaisija